Thành phố Hà Giang sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

02/08/2020 16:41

Qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ bộ mặt nông thôn của thành phố Hà Giang đã có sự thay đổi rõ dệt. Bộ mặt nông thôn ngày càng được hoàn thiện, khang trang, sạch đẹp hơn;đời sống cả về tinh thần và vật chất của người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay thu nhập bình quân của người dân 3 xã thành phố đạt 35,74 triệu đồng/người/năm, tăng 12,56 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,36% năm 2019, giảm 3,4% so với năm 2010; giá trị thu nhập trên 1 ha/năm đạt 100 triệu đồng, tăng 33,3 triệu so với năm 2010. Đến năm 2015 cả 3 xã của thành phố đã đạt chuẩn nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ đề ra.

       Thành phố Hà Giang được công nhận là thành phố trực thuộc Tỉnh vào tháng 9/2010, với 8 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngọc Hà và 3 xã là: Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ; với dân số trung bình 57.893 người, có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Kinh tế của thành phố liên tục tăng trưởng khá bình quân từ năm 2010 đến năm 2019 đạt trên 11,5%. Năm 2019, tỷ trọng thương mại, dịch vụ 78,11%; công nghiệp - xây dựng 16,23% nông, lâm nghiệp 5,66%; (năm 2010: thương mại, dịch vụ 70,22%, công nghiệp xây dựng 23,97%, nông lâm nghiệp 5,81%); Thu ngân sách trên địa bàn năm 2019 đạt  464,31 tỷ đồng (tăng 3,2 lần so với năm 2010); Thu nhập bình quân đầu người là 52,68 triệu đồng/năm (tăng 3,5 lần so với năm 2010). Là một thành phố trẻ nơi biên cương cực bắc của tổ quốc, bắt tay xây dựng Chương trình nông thôn mới của Chính phú với xuất phát rất thấp năm 2010 các xã mới chỉ đạt từ 4 đến 9 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí mà Chính phủ đã đề ra. Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư và không đồng bộ; Đất sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác, sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn 03 xã còn hạn chế, đầu tư vào nông nghiệp thấp, hiệu quả chưa cao, chủ yếu thực hiện sản xuất theo hướng tự sản, tự tiêu, do vậy sản phẩm chưa đa dạng phong phú, sức cạnh tranh thấp. Thu nhập bình quân đầu người khi bắt đầu thực hiện chỉ đạt trên 10 triệu đồng năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn trên 3 %.

       Với phương châm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc, thành phố Hà Giang đã chung tay vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đồng bộ, hiệu quả của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thành phố. Chính vì vậy, sau 10 năm tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới đã thổi “làn gió mới”, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa rộng thênh thang, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây, các thiết chế văn hóa nông thôn dần được hoàn thiện, đời sống văn hoá tinh thần, vật chất của người dân ngày một no đủ và đi lên.

       Tiêu biểu cho như trong xây dựng đường nông giao thông nông thôn với phương châm “ việc làng – đất vàng cũng hiến”, qua 10 năm thực hiện đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến 89.666m đất các loại để mở rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi; huy động 135.988 ngày công tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nếu như trước đây hệ thống đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất, nhỏ, hẹp khó khăn trong đi lại, là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế thì nay đã khác hoàn toàn. Tất cả các tuyến đường giao thông từ trụ sở xã đi các thôn, các đường ngõ, ngách, đường nội đồng đã được bê tông hóa tạo thuận lợi cho bà con đi lại và lưu thông, giao lưu để phát triển kinh tế, văn hóa. Kết quả sau 10 năm đã có tổng số 110 km đường giao thông nông thôn được sửa chữa, nâng cấp và làm mới. Trong đó, làm mới được trên 32,7 km đường liên xã; trên 67,19 km đường liên thôn, trên 46,7 km đường ngõ, xóm, trên 15,23 km đường nội đồng…vv.

       Mục tiêu xây dựng nông thôn mới chính là nâng cao thu nhập và mức sống của người dân nông thôn. Xác định rõ nhiệm vụ đó, ngay từ những ngày đầu triển khai thành phố Hà Giang đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây, con có giá trị kinh tế vào sản xuất. Nhờ vậy, qua 10 năm triển khai từ chưa có mô hình kinh tế nào hiệu quả có thu nhập 100 triệu đồng thì đến nay thành phố đã có hàng trăm mô hình có hiệu quả kinh tế cao với giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm trị có những mô hình có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Tiêu biểu như: HTX và Làng nghề truyền thống với sản phẩm đặc trưng bánh Chưng gù thôn Bản Tùy xã Ngọc Đường với  doanh thu bình quân 1,2 tỷ đồng/năm, giải quyết cho 50-70 lao động thời vụ, thu nhập bình quân của thành viên HTX từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/người/tháng; hay như các dịch vụ du lịch homestay đã giải quyết được việc làm tại chỗ và tạo thu nhập ổn định từ 30 đến 40 triệu đồng/hộ gia đình/tháng…vv.

       Cùng với đầu tư phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn thì thành phố Hà Giang còn đặc biệt quan tâm tới môi trường sống của người dân để người dân có môi trường trang lành, khỏe mạnh để phát triển kinh tế. Nếu như vào những năm 2010, tình trạng người dân nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, cầu tiêu trên ao là phổ biến thì nay tình trạng không còn. Để có được “ cuộc cách mạng về vệ sinh môi trường” làm thay đổi cách nghĩ, cách sống ăn sâu hàng bao thế hệ đó các xã đã tuyên truyền, vận động người dân thực hiện. Với phương châm “ Mưa rầm thấm lâu”; “ Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đã tạo nên những phong trào đưa gia súc, gia cầm ra xa nhà; xóa cầu tiêu trên ao; xây dựng các lò đốt rác mini của các nhóm hộ gia đình; công tác thu gom thuốc bảo vệ thực vật…vv. Từ những thay đổi cách nghĩ và hành động của người dân mà đến nay môi trường nông thôn tại các xã đã được đảm bảo, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp hơn; nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ hơn; người dân có môi trường sống tốt hơn.

       Cùng với phát triển về vật chất thì thành phố cũng quân tâm đến đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đến nay 3 xã của thành phố cơ bản có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng. Nếu như trước kia các nhà văn hóa cũ, xuống cấp, không đáp ứng được như cầu vui chơi, sinh hoạt của nhân dân thì nay tất cả các nhà văn hóa của 3 xã đã được đầu tư, nâng cấp mở rộng, phù hợp với truyền thống văn hóa của từng khu dân cư. Cùng với đó, Thành phố tập trung làm đầu tư, bảo tồn, gìn giữ phát huy và làm sống lại các lễ hội truyền thống, các nét đẹp văn hóa bản địa để thu hút du lịch như: Lễ hội Lồng tồng, Lẩu then của dân tộc Tày; Cấp sắc, Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao…vv.

       Để người dân an tâm phát triển kinh tế, xã hội thì công tác an ninh nông thôn được thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Nếu như trong những năm trước đây tình trạng mất trật tự an ninh còn thường xuyên thì đến nay tình trạng này gần như là không còn; 3 xã không có tình trạng người nghiệm ma túy. Để có được kết quả đó thì đã có nhiều phong trào, mô hình hình được tổ chức triển khai như mô hình tiếng mõ an ninh của nhân dân thôn Thái Hà; tổ an ninh trật tự ở các thôn…vv, đã phát huy tốt vai trò và hiệu quả trong những năm qua, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các thôn, xóm.

       Với 19 tiêu chí của Chính phủ đề ra trong xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, thành phố Hà Giang đã có 100% các xã hoàn thành về đích. Kết quả cụ thể về Tiêu chí quy hoạch: Đã triển khai và hoàn thành quy hoạch, đề án, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch NTM, và được UBND thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 2012 đối với 3/3 xã. Về tiêu chí thủy lợi: Thành phố luôn quan tâm đầu tư cho việc phát triển hệ thống thủy lợi đã từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ cho SX nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn 2011-2020 đã kiên cố hóa được 66,35 km kênh mương nội đồng; Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động là 569,84 ha. Về tiêu chí điện: Hệ thống lưới điện trung áp và hạ áp đã phủ kín các xã, các thôn xóm và các hộ dân; 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Về tiêu chí trường học: 10/10 trường học của 3 xã được quan tâm đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo đạt chuẩn. Trong đó có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia và 5 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Có 3 chợ nông thôn được xây dựng theo quy hoạch đạt tiêu chuẩn hạng 3 có đủ các công trình kỹ thuật theo quy định. Về thông tin và truyền thông: 100% số thôn có dịch vụ điện thoại và internet băng rộng. Hệ thống FM xã, thôn đã được quan tâm đầu tư, xây dựng mới với 26/26 cụm loa tại các thôn. Về nhà ở dân cư: Nhà ở dân cư tại 3 xã thường xuyên được xây dựng, chỉnh trang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay trên địa bàn 3 xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng tại 3 xã là 2.819 hộ gia đình. Về lao động có việc làm: Từ năm 2011 đến năm 2019 đã tổ chức 110 lớp dạy nghề cho 3.612 lao động nông thôn, đã giải quyết việc làm cho 2.500 lượt người. Từ đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức của người lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp. Về Y tế: Năm 2010 tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 60%; năm 2011 đạt 70%. Năm 2019 người dân tham gia BHYT đạt 95%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng giảm từ 7,43% năm 2011 xuống còn 5,2%, suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi trung bình toàn thành phố giảm 17,5% năm 2011 xuống còn 12,7%;  3 Trạm Y tế của 3 xã đảm bảo có ít nhất 1 bác sỹ làm công tác khám chữa bệnh, có các y sỹ, nữ hộ sinh đại học hoặc trung học, điều dưỡng, dược sỹ trung học hoặc lương y đa khoa theo quy định của Bộ Y tế…vv.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Với những kết quả mà thành phố Hà Giang đã tổ chức triển khai thực hiện trong 10 năm qua là minh chứng sinh động của sự đồng lòng, chung tay, chung sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố trong xây dựng nông thôn mới. Với kết quả này sẽ là tiền đề, sức mạnh, tiền tin để 3 xã thành phố phấn đấu duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới với mục tiêu là nâng cao thu nhập, đời sống cả về tinh thần và vật chất của nhân dân vùng nông thôn. Trong đó, thành phố Hà Giang phấn đấu đến năm 2025 có 3/3 xã được công nhận đạt xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu./. 

Bàng Cường, Trung tâm VHTT&DL thành phố