Thứ năm, Ngày 25 Tháng 4 Năm 2024

Nông thôn mới

Gửi Email In trang Lưu
Các biện pháp phòng chống rét cho gia súc

29/01/2018 16:50

Hiện nay, nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, có ngày nhiệt độ xuống dước 10 độ C gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ đàn gia súc. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Giang, thời tiết đang diễn biến phức tạp trong nhiều ngày tới. Để chủ động chống rét cho trâu bò, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp chống rét cho trâu bò như sau:

1. Khi nhiệt độ xuống dưới 10C dừng ngay việc chăn thả  trâu bò ở ngoài đồng, để trâu bò tại chuồng nuôi để áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu bò.

2. Đảm bảo che chắn chuồng trại tránh gió lùa, trong chuồng nên có chất độn, thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo sạch sẽ. Những ngày rét có kèm theo mưa cần tăng lần thay chất độn chuồng để trâu bò không bị lạnh.

Có thể sử dụng bóng điện hay đốt sưởi cho gia súc trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi. Nơi để lò sưởi có khoảng cách nhất định đảm bảo cho trâu bò đủ ấm tránh gây cháy hoặc bị hun khói quá nhiều trong chung nuôi hoặc gây bỏng cho trâu bò.

3. May áo giữ ấm cho trâu bò bằng các loại bao tải, có bao tải gai là tốt nhất, diện tích may nên che chắn nhiều phần thân của trâu bò.

4. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò. Tăng cường cho trâu bò ăn thức ăn tinh, giàu đạm, đủ vi tamin, các loại khoáng, muối ăn. Bổ sung cho trâu bò ăn các thức ăn ủ chua như thân cây lạc, lá sắn, củ khoai lang. Nên cho trâu bò ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cho trâu bò không bị đói.

Cho ăn thêm thức ăn ủ Urê: ủ rơm khô với Urê theo công thức: rơm khô 100 kg, urê 4 kg, nước sạch 80 - 100 lít. theo cách hoà Urê với nước tưới đều trên rơm, ủ trong vòng 7 - 10 ngày mới cho trâu bò ăn. Lưu ý tuyệt đối không được cho con vật uống trực tiếp urê.

5. Đảm bảo cho trâu bò uống đủ nước, tốt nhất những ngày này cho trâu bò uống nước ấm có hoà nuối với lượng khoảng 5g/100 kg thể trọng.

6. Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch bằng biện pháp định kỳ phun  thuốc sát trùng lên chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi (một số loại thuốc sát trùng thông dụng như Vikol, Halamít, Haniodin). Xử lý tốt hệ thống cống rãnh, thoát nước thải, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, trên các lối đi để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

7. Thực hiện tốt việc tiêm phòng vác xin phòng chống các bệnh truyển nhiễm, theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Theo dõi sức khoẻ vật nuôi hàng ngày, nếu gia súc có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở.

*Lưu ý: Những ngày quá rét, trâu bò thường hay xảy ra bệnh cước chân, biểu hiện thấy da chân trâu bò bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết. Trường hợp bệnh nặng lớp biểu bì ở chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét, gây nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời tổ chức dưới da bị hoại tử làm cho con vật bị què, nặng hơn trâu bò có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.

Trường hợp trâu bò bị cước chân cần chú ý tăng cường giữ ấm cho bò, để nền chuồng khô ráo, tăng cường cho ăn uống đầy đủ có bổ xung muối, khoáng. vitamin. Bệnh mới xuất hiện có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu để xoa bóp hàng ngày đồng thời cho trâu bò vận động tại chuồng để tăng cường tuần hoàn máu tại chân, tránh hiện tượng sưng phù bệnh càng thêm nặng. Khi bệnh nặng cần báo cán bộ thú y để điều trị bằng kháng sinh.

Tiến Quân, Trung tâm VHTT&DL TP.Hà Giang

Tin khác

Phát triển trồng Đu đủ hàng hóa (11/12/2017 17:12)

Trồng và chăm sóc Su hào (06/12/2017 09:05)

Xà Lách- nguồn rau sạch tại nhà (05/12/2017 09:18)

Chăm sóc gia súc gia cầm trong những ngày rét đậm rét hại (30/11/2017 10:26)

Phòng chống rét cho gia súc (29/11/2017 09:16)

Trồng và chăm sóc cây Cải bắp vụ đông (08/11/2017 15:30)

Điện về với các thôn vùng cao của Thành phố Hà Giang (07/11/2017 16:16)

THÔN NÀ THÁC LÀM TỐT CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG (03/11/2017 10:05)

SỞ VHTT&DL ĐÔN ĐỐC, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TPHG (02/11/2017 15:54)

Trồng và chăm sóc cây Su su vụ đông (01/11/2017 08:02)

xem tiếp