Thứ tư, Ngày 1 Tháng 5 Năm 2024

Nông thôn mới

Gửi Email In trang Lưu
Thành phố Hà Giang thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP

12/02/2023 11:01

Năm 2023, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, thành phố Hà Giang tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên thị trường

Nông thôn mới của xã Phương Thiện đang từng ngày khởi sắc

 

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

         Chương trình OCOP “mỗi xã một sản phẩm” đặt mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất”, trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

         Triển khai thực hiện Chương trình của Ban thường vụ Thành uỷ về thực hiện Nghị quyết số 17, ngày 10/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021-2025. Thành phố Hà Giang tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, thứ hạng sao đối với các sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh quyết định công nhận ở những năm trước. Rà soát các sản phẩm sẽ hết hạn (sau 36 tháng kể từ ngày công nhận) để đăng ký, đánh giá phân hạng lại. Tổ chức thực hiện Đề án theo phương châm: Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực; các chủ thể tự túc đầu tư phát triển sản phẩm tham gia Chương trình trên địa bàn thành phố. Chương trình OCOP năm 2023 với các sản phẩm có tính chủ lực, tính đặc trưng ở địa phương, xây dựng được vùng nguyên liệu để mở rộng sản xuất, tham gia hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất nông sản hàng hóa tại địa phương; Việc phát triển sản phẩm sẽ làm tăng khả năng giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người dân; Sản phẩm đảm bảo chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường, có triển vọng xuất khẩu.

          Hiện nay, thành phố Hà Giang đã có 21 sản phẩm đã được chứng nhận đạt sao OCOP; năm 2023 thành phố phấn đấu phát triển mới từ 1-2 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Đồng thời làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu sản phẩm, quản lý chặt chẽ sản phẩm đã được chứng nhận đạt sao. Tất cả sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền chứng nhận đạt sao được in logo thứ hạng sao, mã số, mã vạch lên bao bì theo quy định. Để phát triển các sản phẩm OCOP, nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất đề xuất theo nhu cầu và khả năng thực tế. Tập trung cho công tác hướng dẫn, tập huấn, tư vấn tại chỗ, kết nối nguồn lực cho việc phát triển ý tưởng sản phẩm, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh. Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố, đăng ký tham gia thi cấp tỉnh; Tổ chức thực hành phát triển ý tưởng sáng tạo sản phẩm, quản lý sản xuất, marketing cho đội ngũ quản lý các cơ sở, hợp tác xã, hộ sản xuất đảm bảo tính thực tiễn, sát thực. Trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, tiếp tục ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, xây dựng sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm dựa trên nhu cầu cụ thể của tổ chức kinh doanh, các hợp tác xã... Tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể, nhằm thúc đẩy những ý tưởng sáng tạo trong phát triển sản phẩm OCOP. Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm; quảng bá, tiếp thị sản phẩm bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt 3 sao. Xây dựng, phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu vực phát triển du lịch, phân phối sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại. 

         Để chương trình “mỗi xã một sản phẩm OCOP” thực hiện có hiệu quả, thành phố Hà Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP trên phạm vi toàn thành phố, để các tổ chức chính trị xã hội và người dân thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi thực hiện Chương trình OCOP. Đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên. Đảm bảo chương trình OCOP được triển khai luôn tuân thủ đầy đủ 3 nguyên tắc là: Hành động địa phương hướng đến toàn cầu; Tự lực, tự tin và sáng tạo và Đào tạo nguồn nhân lực. Các sản phẩm cần được cải tiến, thiết kế lại cho phù hợp thị hiếu của thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng. Nguyên tắc “Tự lực, tự tin và sáng tạo” có nghĩa là người dân cần liên tục phát triển giá trị độc đáo của riêng mình, bằng tinh thần sáng tạo của chính mình để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. “Đào tạo nguồn nhân lực” là đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bền vững, có trình độ từ các lãnh đạo, quản lý của các tổ chức kinh tế tại cộng đồng tới các chủ thể sản xuất về phương án sản xuất kinh doanh cũng như phát triển sản phẩm để đạt tiêu chuẩn tham gia Chương trình OCOP.

 

Tiến Quân

Tin khác

Ra mắt Câu lạc bộ “Gia đình 5 có, 3 sạch nông thôn mới nâng cao” tại xã Phương Thiện (24/11/2022 15:33)

Thành phố tập huấn hướng dẫn công tác cải tạo vườn tạp (11/10/2022 17:11)

Hiệu quả kinh tế từ mô hình chân nuôi gà bản địa H'Mông gắn với cải tạo vườn tạp tại thành phố Hà Giang (06/10/2022 10:15)

Thường trực thành ủy làm việc với tổ giúp việc BCĐ cải tạo vườn tạp và xây dựng NTM (31/08/2022 08:33)

TPHG họp thống nhất nội dung kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao (28/08/2022 16:31)

Người dân Thành phố Hà Giang tham gia nâng cao chất lượng nông thôn mới (20/08/2022 08:27)

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả gắn với đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn thành phố Hà giang (19/08/2022 17:09)

Nhân dân thôn Gia Vài xã Phương Thiện duy trì trồng cây dư hấu vụ xuân trên đất một vụ lúa (19/08/2022 17:01)

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hầu Minh Lợi kiểm tra cải tạo vườn tạp (19/08/2022 16:55)

Xã Phương Thiện ra quân làm đường giao thông gắn với phát triển du lịch đồi chè shan tuyết cổ thụ (19/05/2022 07:53)

xem tiếp