Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Văn hóa - Du lịch

Gửi Email In trang Lưu
Thành phố Hà Giang với chương trình phát triển du lịch nông thôn

18/04/2023 07:41

Nhằm thực hiện cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn, thành phố Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn thành phố.

Ruộng bậc thang ở thành phố Hà Giang được khai thác phục vụ du lịch

          Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng thương mại dịch vụ, tăng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ du lịch vào kinh tế nông thôn, thúc đẩy liên kết, xây dựng phát triển chuỗi giá trị du lịch nông thôn hiệu quả. Phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống có tiềm năng lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Thành phố Hà Giang tập trung ưu tiên nguồn lực đảm bảo hoàn thành việc phát triển du lịch gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Phấn đấu 100% các điểm du lịch nông thôn được giới thiệu xúc tiến quảng bá; 70% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng phục vụ du lịch, bồi dưỡng nghề cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp nông thôn. 

         Trong thời gian tới, thành phố Hà Giang tiếp tục đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch, bố trí, phát triển các khu du lịch, điểm du lịch nông thôn phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh. Thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường. Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông, hệ thống điện và nước sạch, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống biển chỉ dẫn, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác thải, nước thải...) tại các điểm du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa của địa phương. Quy hoạch, xây dựng và hoàn thành các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm (nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm...), đạt chất lượng phục vụ khách du lịch. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm đến (quản lý khách du lịch, quản lỷ lưu trú, quản lý kinh doanh du lịch; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường du lịch nông thôn,...); Xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh,...) dọc theo các tuyến đường giao thông, tuyến du lịch gắn với các làng văn hóa du lịch. 

         Đầu tư thí điểm xây dựng 01 mô hình phát triển du lịch nông thôn, điểm đến du lịch sinh thái nông thôn (Thôn Tha, xã Phương Độ). Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch. Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường. Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế. Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn. Tập trung đầu tư các công trình công cộng tại các khu điểm du lịch cộng đồng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ về giao thông, điện nước, internet, biển chỉ dẫn, nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm của từng mô hình. Hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng xây dựng tour, tuyến du lịch liên kết giữa các điểm, doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch, khách du lịch./.


Tiến Quân

Tin khác

Thành phố Hà Giang Đẩy mạnh phát triển du lịch mô hình Homestay xã Phương Thiện (17/04/2023 14:00)

Cháo ấu tẩu – món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến thành phố Hà Giang (11/04/2023 13:46)

Khách du lịch đến thành phố trong quý 1 tăng cao (29/03/2023 00:47)

Lãnh đạo tỉnh, thành phố kiểm tra vườn Chè cổ thụ thôn Cao Bành (24/03/2023 09:25)

Xã Phương Thiện phát động trồng cây xanh cảnh quan gắn với phát triển du lịch (24/03/2023 08:31)

UBND xã Phương Thiện Công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động trồng cây Mai Anh Đào nơi công cộng, dân cư gắn với phát triển du lịch tại các thôn vùng cao (22/03/2023 10:44)

Xôi ngũ sắc - món ăn hấp dẫn khách du lịch khi đến Hà Giang (21/03/2023 10:14)

Thành phố Hà Giang phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống (10/03/2023 14:48)

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng khảo sát các điểm du lịch cộng đồng tại thành phố Hà Giang (01/03/2023 00:38)

Xã Phương Độ thực hiện có hiệu quả các hoạt động phát triển du lịch (28/02/2023 15:50)

xem tiếp