Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Kinh tế

Gửi Email In trang Lưu
Sản phẩm nông sản của người nông dân thành phố Hà Giang vươn ra thị trường để hội nhập

10/08/2023 08:53

Thành phố Hà Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Có 8 đơn vị hành chính gồm 5 phường và 3 xã. Toàn thành phố có tổng số 3.176 hội viên nông dân, chiếm 5,4% dân số của thành phố. Trong những năm qua, Hội viên Nông dân thành phố luôn chủ động, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của Hội viên Nông dân thành phố đã thực sự mang lại hiệu quả; các sản phẩm của người nông dân đã từng bước vươn ra thị trường để phục vụ người tiêu dùng.

Gian hàng trưng bày sản phẩm của Hội Nông dân thành phố Hà Giang

         Những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của Hội Nông dân tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Giang, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành và sự đoàn kết thống nhất của nhân dân các dân tộc thành phố, Hội viên Nông dân thành phố Hà Giang đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân thành phố lần thứ IX đề ra. Tổ chức Hội các cấp từng bước trưởng thành; Các phong trào thi đua của Hội tiếp tục được phát huy, hằng năm trung bình có trên 500 hộ đạt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; các chương trình, dự án, các nguồn vốn quỹ hoạt động có hiệu quả xây dựng được nhiều các mô hình điểm, mô hình kinh tế tập thể, nhóm sở thích. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2022 đã đạt 70 triệu đồng/ hội viên, tăng 26,5 triệu đồng so với năm 2018. Đời sống của hội viên Nông dân thành phố ngày càng nâng cao.

Các sản phẩm nông sản của nông dân thành phố được trưng bày, giới thiệu, quảng bá tới thị trường

         Bên cạnh đó, Hội Nông dân thành phố Hà Giang đã Chỉ đạo các cơ sở làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương; góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân như phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Qua triển khai thực hiện đến nay toàn thành phố đã có 21 sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Năm 2022, Hội Nông dân thành phố đã triển khai “Thoả thuận hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Bưu điện tỉnh Hà Giang về việc Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hoá giai đoạn 2021-2025”, với 383 hộ giao dịch trên sàn thương mại điện tử Postmatrt.

         Đặc biệt, tại tội thi “Tuyên truyền viên giỏi về trưng bày, giới thiệu, quảng bá nông sản gắn với chuyển đổi số” năm 2023 do Hội Nông dân tỉnh tổ chức, thành phố Hà Giang có16/21 sản phẩm OCOP của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, và các hội viên trên toàn địa bàn thành phố tham gia.

       Tiêu biểu như sản phẩm chè của Công ty THHH Thành Sơn. Với diện tích vùng chè hơn 100 ha, cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn trà thành phẩm với giá bán từ giao động từ 230.000đ/kg – 6.200.000đ/kg. Tạo công ăn việc làm cho 15-20 lao động thường xuyên. Công ty có 5 sản phẩm đạt OCOP từ 3-4 sao trở lên: Trà bạch ni tiên cô, Trà Hồng san, Trà Thành sơn, Trà Phổ Nhĩ, Cao Trà và tinh chất chè xanh shan tuyết cỏ thụ. Mỗi một phẩm trà đều mang trong mình sứ mệnh lan tỏa những giá trị từ núi rừng Tây Bắc, và chúng đều có những đặc điểm, những nét nổi bật và hương vị đặc trưng riêng.

Các sản phẩm nông sản của nông dân thành phố được trưng bày, giới thiệu, quảng bá tới thị trường

           Trà Bạch Mi Tiên Cô: Trà được tinh tuyển chuẩn 1 búp tuyết từ những cây chè Shan Tuyết cổ thụ trên 300 năm tuổi sống trên dải núi Tây Côn Lĩnh. Hương man mát ngọt béo của lúa non, vị nhẹ thanh ngậy của sớm mai, nước trắng vàng trong.

         Trà Hồng Shan: là dòng trà lên men 100% giúp trà giảm và không có độ chát, nước  trà có màu đỏ và càng nuôi lâu năm màu nước trà càng đỏ và trong cũng như hương trà chuyển dần sang hương dược liệu.

          Thành Sơn Trà: Trà có hương thơm giống hương trà olong và có vị chát , êm, hậu đượm ngọt sâu. Sản phẩm của Công ty còn có Cao trà và tinh chất chè xanh shan tuyết cổ thụ là ngững mặt hàng được người tiêu dùng rất ưu chuộng.

          Ngoài sản phẩm của công ty chè Thành sơn còn có sản phẩm chè san Tuyết cổ thụ Nà Thác của Hộ sản xuất kinh doanh giỏi Lý Văn Thăn, thôn Nà Thác Xã Phương Độ… Chè thu hái từ những búp chè tươi 1 tôm 2 lá ở những cây chè shan tuyết cổ thụ tại Nà Thác được gia đình chế biến theo cách truyền thống mang hương vị riêng và được người tiêu dùng ưu chuộng. Hàng năm gia đình bán ra thị trường khoảng 3-5 tạ /vụ với giá giao động từ 200.000-400.000đ/kg, sản phẩm có mã QR code.

Hội Nông dân thành phố Hà Giang giới thiệu các sản phẩm nông sản của người nông dân thành phố

         Các Sản phẩm Hà Thủ ô của HTX Đức Mạnh, để phục vụ cho gia đình và người tiêu dùng HTX đã nghiên cứu sản phẩm Hà Thủ ô với nhiều tác dụng xanh tóc đỏ da và tốt cho sức khỏe, tôi đã đưa ra sản phẩm Hà Thủ ô của HTX với quy trình sản xuất là cửu Chưng, cửu sái, tức là hấp cách thủy 9 ngày đêm và phơi sương 3 đêm sau đó đi sấy khô nghiền thành bột và trộn với mật ong nguyên chất sẽ ra thành phẩm bán trên thị trường. Sản phẩm này đã được cục sở hữu trí tuệ, bộ khoa học công nhận độc quyền và được viện khoa học công nhận là sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm có đầy đủ tem mác để quý vị truy xuất ngồn gốc và đạt OCOP 3 sao

           Sản phẩm HTX Bánh trưng gù của Bà Nguyễn Thị Dung, xã Ngọc Đường và Nguyễn Thị Thấm xã Phương Độ phát triển nghề làm bánh trưng truyền thống: Được làm từ nguyên liệu là gạo nếp nương, đậu xanh, thịt lợn đen và được gói bằng lá dong đảm bảo hương liệu tự nhiên. Với giá bán từ 20.000đ/cái – 60.000 đ/cái, sản lượng đạt 1.000 cái/ngày, tạo việc làm thường xuyên cho 15-25 lao động với thu nhập 300.000-350.000đ/người/ngày. Sản phẩn của các Hợp tác xã đã tạo được thương hiệu và uy tín riêng trên thị trường được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Sản phẩm được công nhận ocop và được đặt hàng nhiều thông qua kênh zalo, facebook, sàn thương mại điện tử...                                                                                                            Thương hiệu Rượu nếp chum Nguyên Hương đã được đăng ký bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ với Cục Sở Hữu Trí Tuệ và đảo bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Với quy trình sản xuất khép kín Gạo nếp cái được đồ chín, để nguội trộn với men lá để khô 2 đêm sau đó cho vào chum ủ 30 ngày tiến hành chưng cất, lọc khử độc tố tiến hành Hạ thổ theo phương pháp gia truyền trên 6 tháng, tạo ra hương vị rượu êm dịu đặc trưng riêng. Hàng năm cơ sở cung cấp ra thị trường trên 10.000 l/năm với doanh thu đạt trến 2 tỷ đồng/năm. Tạo công ăn việc làm cho 10-15 lao động, thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

           Sản phẩm của HTX Yến Nhi như: Thịt lợn đen hun khói, lạp sườn, thịt trâu khô hun khói, thịt bò khô hun khói, thịt sườn trèo khô hun khói...với sản lượng 5 tấn, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng. Là các sản phẩm đạt OCOP 3 sao được người tiêu dùng tin tưởng và bán chạy trên các kênh zalo, facebook và sàn giao dịch điện tử.

         Sản phẩm Na núi đá của chi hội nông dân nghề nghiệp Na Quang Trung: Chi hội nông dân nghề nghiệp Na Quang Trung được thành lập từ tháng 10/2020 có 64 thành viên với diện tích cho thu hoạch trên 30 ha, năng suất trung bình của các năm đạt 2,7 đến 30 tạ/ha, tổng sản lượng đạt từ 80 tấn trở lên. Với giá bán giao động từ 60.000- 100.000 đồng/kg. Doanh thu đạt trên 4 tỷ đồng /năm.

          Công tác quảng bá tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm được cấp uỷ thành phố và hội nông dân các cấp quan tâm như: hỗ trợ hội viên điểm bán hàng tại đường Lâm Đồng, thành phố Hà Giang, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm qua zalo, fecebook … sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc và đã có mặt trên sàn giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, còn rất nhiều các sản phẩm khác của cán bộ hội viên, nông dân như: Mật ong, thảo quả, gạo, chuối, đậu, lạc, bột nghệ, bột sắn, thịt treo, xúc xích, lạp sườn, các loại hoa quả, bánh đa, váng đậu, trứng, … là những sản phẩm của hội viên nông dân được làm từ nguyên liệu sạch, tạo được uy tín và thương hiệu trên địa bàn thành phố Hà Giang.

                   Khách hàng tham quan sản phẩm nông sản của nông dân thành phố

         Hội Nông dân thành phố Hà Giang mang đến hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về trưng bày, giới thiệu, quảng bá nông sản gắn với chuyển đổi số” trên 100 mặt hàng, là những sản phẩm được triển khai từ các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hội viên và nhân dân trên địa bàn thành phố sản xuất và chế biến đưa ra thị trưởng. Những sản phẩm nông sản của người nông dân thành phố Hà Giang đã và đang vươn ra thị trường không chỉ để phục vụ người tiêu dùng, mà còn hướng tới mục tiêu hội nhập trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và chuyển đổi số của đất nước./.

Tiến Quân

Tin khác

Phát huy vai trò của Cựu chiến binh trong phát triển kinh tế hộ gia đình (03/08/2023 09:11)

Trạm khuyến nông TPHG triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà ri thương phẩm gắn với cải tạo vườn tạp năm 2023 (03/08/2023 02:01)

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đào Quang Diệu làm việc với Đội kiểm tra liên ngành kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc (20/07/2023 13:53)

Thành phố Hà Giang tăng cường các giải pháp ứng phó với hiện tượng thời tiết nắng nóng đối với vật nuôi và thuỷ sản. (28/06/2023 16:41)

Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố kiểm tra cơ sở (28/06/2023 16:11)

Trạm khuyến nông thành phố triển khai mô hình nuôi cá chép ruộng (16/06/2023 14:13)

Thành phố Hà Giang phát triển sản phẩm OCOP (15/06/2023 07:35)

Bí thư Thành ủy Hà Giang kiểm tra diện tích Dưa Hấu tại thôn Cao Bành, Phương Thiện (08/06/2023 13:57)

Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (31/05/2023 08:59)

Đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất giỏi trong hội viên Nông dân thành phố Hà Giang (24/05/2023 09:48)

xem tiếp