Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Nông thôn mới

Gửi Email In trang Lưu
Nông nghiệp nông thôn giúp người nông dân làm chủ quá trình phát triển sản xuất

06/06/2023 08:09

Nông nghiệp nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, giúp người nông dân làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện mọi mặt để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Nông nghiệp là kế sinh nhai và giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị. Cùng với đó, nông nghiệp, nông dân cung cấp lương thực, thực phẩm với nhu cầu số lượng và chất lượng ngày càng tăng cho tiêu dùng. Đồng thời, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản phẩm đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp… Nông nghiệp là nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào giúp duy trì chi phí nhân công thấp, tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển và năng động, nhu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa ngày càng nhiều sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa đa dạng về chủng loại, số lượng, chất lượng của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng các giải pháp công nghệ tiên tiến vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa giúp tạo nguồn năng lượng thay thế.

Phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động ở nông thôn

        Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời phát triển nông nghiệp của thành phố theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản đồng thời bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thành phố Hà Giang quan tâm xây dựng nông thôn phát triển có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý; hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ phát triển; đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

        Với Nông dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia thực hiện và hưởng lợi các chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh phát triển ngành nghề, dịch vụ nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Đổi mới phương thức hỗ trợ cho nông dân, chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp, từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ cho vay lãi suất thấp, đặc biệt thực hiện hỗ trợ sản xuất cho vay quay vòng. Hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm lợi thế nhằm đáp ứng thị trường. Nâng cao hiệu quả, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, trang trại và kinh tế hợp tác. Khuyến khích, có chính sách hỗ trợ để nông dân tại các vùng chuyên canh tham gia các chương trình đào tạo để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và các yêu cầu mới của thị trường.

       Với Nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Phát triển mạnh kinh tế dịch vụ ở khu vực nông thôn, đa dạng hóa các loại hình, quy mô... để tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động không tham gia sản xuất nông nghiệp. Thu hút đầu tư, phát triển thị trường; hình thành các dịch vụ công đào tạo, thông tin,... Thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích nhân rộng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất bền vững, có khả năng mở rộng, thu hút đông đảo lao động nông thôn tham gia, từ đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tập trung nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, bảo trì hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng công nghệ thông tin, thương mại, y tế giáo dục, văn hóa, thể thao; khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung theo hình thức xã hội hóa./.

Tiến Quân

Tin khác

Mô hình cải tạo vườn tạp gắn với phát triển cây ăn quả (02/06/2023 14:47)

Thành phố Hà Giang thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp, nông dân nông thôn (16/05/2023 10:05)

Thành phố Hà Giang thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ (26/04/2023 14:01)

Thành phố Hà Giang tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (19/04/2023 07:39)

Phó Chủ tịch TT UBND thành phố Đào Quang Diệu kiểm tra Chương trình Mục tiêu Quốc gia tại xã Phương Độ (17/04/2023 07:47)

Trạm Khuyến nông thành phố “Cầm tay chỉ việc” giúp gia đình cải tạo vườn tạp (12/04/2023 14:02)

Thành phố Hà Giang thực hiện cải tạo vườn tạp năm 2023 (16/03/2023 09:15)

Thành phố Hà Giang phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hoá chất lượng cao theo chuỗi giá trị năm 2023 (13/03/2023 13:33)

Họp Ban chỉ đạo chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và cải tạo vườn tạp thành phố Hà Giang (10/03/2023 14:25)

Thành phố Hà Giang thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP (12/02/2023 11:01)

xem tiếp