Thứ sáu, Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Kinh tế

Gửi Email In trang Lưu
Giải quyết việc làm tại chỗ - Góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững

17/10/2023 00:51

Giải quyết việc làm, nhất là việc làm tại chỗ đã được thành phố Hà Giang chú trọng với việc khuyến khích các ngành nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng sản xuất để thu hút lao động. Nhờ vậy, trong thời gian qua đã có nhiều lao động có được việc làm tại chỗ ổn định. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Chuyển dịch nghề nghiệp thu hút lớn lao động dẫn tua du lịch

           Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh đi vào hoạt động được hơn 2 năm tại thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện. Cũng kể từ đó chị Nga người trong thôn được Hợp tác xã nhận vào làm việc. Qua hơn 2 năm gắn bó với Hợp tác xã, chị Nga cho biết công việc ở đây phù hợp với sức khỏe của bản thân. Nếu so với những người khác đi làm ngoại tỉnh thì chị được gần nhà có thời gian chăm sóc gia đình, đưa đón cho đi học, vì gia đình chị có con nhỏ. Nhờ vậy, gia đình vợ chồng con cái hằng ngày vẫn được quây quần bên nhau nhưng vẫn có thu nhập ổn định. Hiện nay, Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh có 6 công nhân làm việc thường xuyên, với mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Vào lúc cao điểm có thể thu hút tới vài chục nhân công. Anh Mạc Văn Minh, Giám đốc Hợp tác xã Nam dược Mạc Minh cho biết từ khi đi vào hoạt động đến nay đều nhận người làm là bà con trong thôn. Cùng với đó, Hợp tác xã cũng đầu tư thêm dây chuyền, trang thiết bị máy móc để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, cũng như thu hút thêm lao động. Ngoài ra, Hợp tác xã còn liên kết với người dân tại xã để trồng thêm những cây thuốc, dược liệu để tạo thêm việc làm cho bà con nơi đây.

HTX Nam dược Mạc Minh tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương

          Là doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn thành phố, Công ty cổ phần và đầu tư phát triển Phương Đông hiện đang thi công trên 30 công trình ngay tại Hà Giang. Mỗi công trình cũng tạo việc làm cho từ 30 đến 50 công nhân. Mức thu nhập bình quân so với nhiều công ty, doanh nghiệp có thể chưa cao nhưng việc làm ở công ty lại tương đối đều. Điều này sẽ giúp người lao động dù là làm việc thời hạn nhưng cũng có việc làm ổn định. Ông Nguyễn Ngọc Chiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP&ĐTPT Phương Đông cho biết: Hiện nay, nhu cầu sử dụng công nhân của công ty tại các công trường vào khoảng từ 500 đến 700 người. Cơ bản những công nhân làm tại đơn vị đều là người thành phố và một số huyện trong tỉnh.

Lớp học nấu ăn tại thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện

           Lớp dạy nghề nấu ăn do thành phố Hà Giang tổ chức với 35 học viên là các chị em phụ nữ tại xã Phương Thiện. Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, trong hai tháng đào tạo các học viên sẽ biết chế biến những món ăn bắt mắt hơn, ngon hơn. Chị Nguyễn Thị Biên, thôn Tiến Thắng và các chị em học viên cho biết qua lớp học chế biến nấu ăn này sẽ về liên kết nhóm để nấu ăn phục các ngày lễ, cỗ cưới, sinh nhật và các dịch vụ khác, cũng như đi nấu ăn ở các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố để nâng cao thu nhập.

            Để tạo được nhiều việc làm cho bà con địa phương, trong thời gian qua, thành phố Hà Giang đã tạo nhiều chính sách để khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để thu hút thêm lao động; cùng với đó, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho bà con; thúc đẩy việc chuyển dịch nghề nghiệp nhất là đối với lao động thuộc khu vực nông thôn. Ông Nguyễn Xuân Vinh, Phó Trưởng phòng Lao động – Thương binh & xã hội thành phố Hà Giang cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, thành phố số lao động chuyển dịch nghề là 584 người từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp như: Lực lượng tham gia phục vụ kinh doanh homestay, dẫn tua, tuyến du lịch...vv; Tạo việc làm cho 1.905 lao động. Trong đó, người lao động tại địa bàn khác đến làm việc tại thành phố là 684 người; Làm việc ngoài tỉnh có 650 người. Từ giờ đến cuối năm thành phố sẽ có khoảng 2.000 người được tạo việc làm tại chỗ; lao động ở địa bàn khác đang làm việc tại địa bàn thành phố; lao động ngoại tỉnh và lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Khu đóng gói của HTX bánh chưng gù thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường

             Để tạo ra nhiều việc làm cho bà con địa phương thì ngoài việc lồng ghép các chính sách phát triển kinh tế - xã hội thì cần tiếp tục đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động; quan tâm đến công tác đào tạo nghề, tư vấn việc làm và thu hút được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là đối với khu vực nông thôn. Từ đó, sẽ giải quyết được việc làm tại chỗ ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển./.

Bàng Cường

Tin khác

Hội nghị triển khai đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 (12/10/2023 15:55)

Trạm khuyến nông Thành phố tổng kết mô hình nuôi cá chép thả ruộng trên địa bàn năm 2023 (10/10/2023 07:56)

Thành phố Hà Giang kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2023 (15/09/2023 13:34)

Thành phố Hà Giang tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (12/09/2023 09:12)

Thành phố Hà Giang quyết tâm đảm bảo nguồn thu ngân sách mức cao nhất (01/09/2023 13:29)

Trạm khuyến nông thành phố Hà Giang tổ chức lớp tập huấn ngoài hiện trường (FFS) cho nông dân (22/08/2023 02:33)

UBND thành phố họp triển khai Kế hoạch Phố đi bộ Nguyễn Trãi gắn với phát triển kinh tế đêm (10/08/2023 18:08)

Sản phẩm nông sản của người nông dân thành phố Hà Giang vươn ra thị trường để hội nhập (10/08/2023 08:53)

Phát huy vai trò của Cựu chiến binh trong phát triển kinh tế hộ gia đình (03/08/2023 09:11)

Trạm khuyến nông TPHG triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà ri thương phẩm gắn với cải tạo vườn tạp năm 2023 (03/08/2023 02:01)

xem tiếp